Bạn mới bắt đầu học tiếng Đức nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Bạn cảm thấy loay hoay giữa hàng loạt sách vở, app học, video ngữ pháp… mà vẫn chưa rõ thứ tự học như thế nào là đúng? Đừng lo! Bất kỳ ai cũng từng trải qua cảm giác đó khi làm quen với một ngôn ngữ mới – đặc biệt là với tiếng Đức cho người mới bắt đầu, nơi có hệ thống ngữ pháp phức tạp, từ vựng dài và cách phát âm đặc trưng.
Tuy nhiên, nếu bạn có một lộ trình học bài bản, từng bước rõ ràng và đúng trọng tâm, việc chinh phục tiếng Đức sẽ trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả hơn rất nhiều.
Trong bài viết này, bạn sẽ được hướng dẫn lộ trình học tiếng Đức cho người mới bắt đầu từ A đến Z – bắt đầu từ bảng chữ cái, số đếm, giới thiệu bản thân, đến những chủ điểm ngữ pháp thiết yếu như chia động từ, đại từ nhân xưng, cách đọc giờ và nhiều kiến thức nền tảng khác. Đây chính là “bản đồ học tập” giúp bạn đi đúng hướng ngay từ những bước đầu tiên, dù bạn học để du học, định cư, kết hôn hay đơn giản chỉ vì đam mê tiếng Đức.
Nội dung bài viết
1. Vì sao cần học theo lộ trình tiếng Đức cho người mới bắt đầu?
Khi bạn mới bắt đầu làm quen với tiếng Đức, việc học ngữ pháp theo thứ tự hợp lý sẽ giúp bạn xây dựng nền tảng ngôn ngữ vững chắc. Ngữ pháp tiếng Đức có nhiều điểm khác biệt rõ rệt so với tiếng Anh hay tiếng Việt, đặc biệt là hệ thống giống danh từ (der, die, das), chia động từ theo ngôi, và cấu trúc câu đảo ngữ.
Không ít người học tiếng Đức cho người mới bắt đầu đã từng cảm thấy “ngợp” vì học lan man, không theo hệ thống, dẫn đến tình trạng biết nhiều từ vựng nhưng không nói được câu hoàn chỉnh. Điều này đến từ việc thiếu một lộ trình ngữ pháp rõ ràng, không hiểu bản chất của câu, từ đó gây khó khăn trong kỹ năng nói và viết.
Việc học theo lộ trình ngữ pháp tiếng Đức cho người mới bắt đầu sẽ giúp bạn:
- Hiểu từ đâu cần bắt đầu: bảng chữ cái, đại từ nhân xưng, chia động từ…
- Biết thứ tự tiếp cận kiến thức – không học tủ, không học nhảy cóc
- Phát triển cả bốn kỹ năng: nghe – nói – đọc – viết, dựa trên nền tảng ngữ pháp đúng
- Sẵn sàng cho kỳ thi A1 hoặc giao tiếp cơ bản trong cuộc sống thường ngày
Tóm lại, nếu bạn muốn học tiếng Đức cho người mới bắt đầu một cách bài bản và hiệu quả, bạn cần coi ngữ pháp là nền móng. Và hành trình xây nhà luôn bắt đầu từ móng chắc, tường vững – ngữ pháp chính là điều đó trong ngôn ngữ.
2. Bảng chữ cái tiếng Đức (Alphabet)
Bước đầu tiên trong hành trình học tiếng Đức cho người mới bắt đầu là làm quen với bảng chữ cái tiếng Đức. Dù nhìn tương tự tiếng Anh, cách phát âm và một số chữ đặc biệt trong tiếng Đức có thể gây khó khăn cho người học mới.
Tiếng Đức sử dụng 26 chữ cái Latin, nhưng có thêm 4 ký tự đặc biệt:
- ä, ö, ü: gọi là Umlaut – thay đổi cách phát âm của nguyên âm
- ß: được gọi là “Eszett” hoặc “scharfes S”, phát âm giống “ss”

Việc phát âm sai có thể dẫn đến hiểu nhầm. Vì vậy, nếu bạn đang học tiếng Đức cho người mới bắt đầu, hãy dành ít nhất vài ngày chỉ để nghe – đọc – lặp lại bảng chữ cái cho thật chuẩn.
Đọc chi tiết hơn: Làm quen với bảng chữ cái tiếng Đức dành cho người mới bắt đầu
3. Các lời chào trong tiếng Đức
Chào hỏi là hành động đầu tiên trong mọi cuộc trò chuyện. Nó không chỉ mở đầu một cuộc giao tiếp mà còn phản ánh sự tôn trọng và văn hóa của người nói. Đặc biệt, trong tiếng Đức, lời chào có vai trò rất quan trọng, bởi nó giúp bạn xây dựng thiện cảm và tạo ấn tượng đầu tiên với người đối diện.

Với tiếng Đức cho người mới bắt đầu, học các lời chào cơ bản sẽ giúp bạn:
- Tự tin giao tiếp ngay từ tuần học đầu tiên
- Làm quen với cách phát âm, ngữ điệu và phản xạ
- Hiểu được ngữ cảnh sử dụng lời chào: trang trọng hay thân mật
Các lời chào trong tiếng Đức thông dụng:
Thời điểm | Lời chào | Nghĩa tiếng Việt |
Buổi sáng | Guten Morgen | Chào buổi sáng |
Ban ngày | Guten Tag | Chào buổi chiều |
Buổi tối | Guten Abend | Chào buổi tối |
Tạm biệt | Auf Wiedersehen | Tạm biệt (trang trọng) |
Tạm biệt | Tschüss | Tạm biệt (thân mật) |
Tình huống thực tế:
- Khi vào lớp học tiếng Đức: Guten Morgen, Frau Müller!
- Kết thúc buổi học: Auf Wiedersehen!
- Gặp bạn cùng lớp: Hallo! Wie geht’s?
Mẹo học:
- Ghi âm giọng nói bạn khi luyện chào hỏi để tự kiểm tra phát âm
- Luyện phản xạ nghe – đáp bằng video hội thoại
- Kết hợp dùng app học tiếng Đức để ôn từ theo chủ đề “Begrüßung” (chào hỏi)
Đọc chi tiết hơn: Học nhanh các cách chào hỏi bằng tiếng Đức cơ bản
4. Giới thiệu bản thân bằng tiếng Đức
Giới thiệu bản thân bằng tiếng Đức không chỉ là nói tên và tuổi. Đây là một chuỗi câu cơ bản mà bạn cần nắm chắc để thể hiện các thông tin như tên, tuổi, nghề nghiệp, quê quán, nơi ở, ngôn ngữ bạn biết và sở thích cá nhân. Chủ đề đầu tiên thường xuất hiện trong lớp học và kỳ thi A1.
Câu mẫu cơ bản:
- Ich heiße + tên → dùng động từ heißen (tên là)
- Ich bin + số tuổi + Jahre alt → dùng sein (là) để nói tuổi
- Ich komme aus + quốc gia → đến từ đâu
- Ich wohne in + thành phố → sống ở đâu
Đoạn giới thiệu bản thân mẫu hoàn chỉnh (dành cho trình độ A1)
Ich heiße Trang. Ich bin 25 Jahre alt und komme aus Vietnam. Ich wohne in Ho-Chi-Minh-Stadt. Ich bin Studentin und lerne Deutsch seit zwei Monaten. Ich spreche Vietnamesisch, Englisch und ein bisschen Deutsch. In meiner Freizeit lese ich gern und höre Musik.
Dịch:
Tôi tên là Trang. Tôi 25 tuổi và đến từ Việt Nam. Tôi sống ở TP.HCM. Tôi là sinh viên và học tiếng Đức được 2 tháng. Tôi nói tiếng Việt, tiếng Anh và một chút tiếng Đức. Trong thời gian rảnh, tôi thích đọc sách và nghe nhạc.
Đọc chi tiết hơn: Hướng dẫn giới thiệu bản thân bằng tiếng Đức một cách “chuẩn chỉnh”
5. Số đếm trong tiếng Đức
Từ việc nói tuổi, đọc số điện thoại, tính tiền, hỏi số phòng, cho đến đọc lịch hẹn, hóa đơn, ngày tháng… đâu đâu bạn cũng cần dùng đến số. Do vậy, ngay từ khi bắt đầu biết đến tiếng Đức học số đếm sẽ giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp cơ bản và dễ dàng theo kịp các tình huống giao tiếp đời thường ở Đức.
Số đếm tiếng Đức cũng tương đồng với tiếng Anh, các số cơ bản đếm từ 0 dến 12. Bạn cần học thuộc lòng các số cơ bản này.

Tiếp theo, chúng ta sẽ học các số từ 13 đến . Đây là những con số khá đặc biệt trong tiếng Đức, để đếm từ 13 đến 19, ta sẽ ghép số từ 3 đến 9 với từ “zehn” (mười).
Ví dụ: 13 = 3zehn= dreizehn
Lưu ý: Với các số không tròn chục người Đức sẽ đếm ngược. Ví dụ:
- Số 21 người Việt đếm là hai mươi tám
- Nhưng người Đức sẽ đếm “tám VÀ hai mươi”. Từ “VÀ” trong tiếng Đức là “UND”.
Trong tiếng Đức, thứ tự đọc số là:
số đơn vị + und (và) + số chục.
Ví dụ:
- 21: Einundzwanzig (1-và-20).
- 45: Fünfundvierzig (5-và-40).
- 99: Neunundneunzig (9-và-90).
Áp dụng thực tế:
- Ich bin 21 Jahre alt. (Tôi 21 tuổi.)
- Meine Nummer ist null eins zwei… (Số điện thoại của tôi là…)
6. Cách đọc giờ tiếng Đức
Sau khi nắm vững số đếm, người học tiếng Đức cho người mới bắt đầu cần học cách đọc giờ, vì đây là kỹ năng được dùng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày như đặt lịch hẹn, đi học, đi làm, hoặc khi hỏi giờ. Tiếng Đức có hai cách nói giờ:
Cách 1 – Hệ thống 24 giờ
Dùng trong các tình huống chính thức như thông báo lịch trình tàu xe, máy bay, hoặc trong môi trường công sở.
Ví dụ:
- 15:00 → fünfzehn Uhr (3 giờ chiều).
- 21:45 → einundzwanzig Uhr fünfundvierzig (9 giờ 45 tối).
Cách 2 – Hệ thống 12 giờ:
Dùng phổ biến trong giao tiếp hàng ngày, đặc biệt khi nói về thời gian buổi sáng (AM) hoặc buổi chiều (PM). Ví dụ:
- 7:15 → Viertel nach sieben
- 7:45 → Viertel vor acht
- 7:30 → Halb acht
Cấu trúc đọc giờ tiếng Đức:
- Cách đọc giờ tròn (Giờ chính xác): [Số giờ] + Uhr
- Cách đọc giờ và phút: [Số giờ] + Uhr + [Số phút]
- Chỉ số phút hơn giờ hiện tại: [Phút] + nach + [Giờ]
- Chỉ số phút kém giờ kế tiếp: [Phút] + vor + [Giờ]
- Cách đọc giờ rưỡi: halb + [Giờ tiếp theo]
Câu hỏi thông dụng:
- Wie spät ist es? → Mấy giờ rồi?
- Um wie viel Uhr? → Vào lúc mấy giờ?
7. Đại từ nhân xưng (Personalpronomen)
Một trong những phần ngữ pháp đầu tiên bạn phải học khi bắt đầu học tiếng Đức cho người mới bắt đầu là đại từ nhân xưng (Personalpronomen). Đây là yếu tố quan trọng giúp bạn chia động từ đúng theo từng ngôi và chủ thể.
Ngôi | Đại từ | Nghĩa tiếng Việt |
Ngôi thứ nhất, số ít | ich | tôi |
Ngôi thứ hai, số ít | du | bạn (thân mật) |
Ngôi thứ 3, số ít | er/sie/es | anh ấy/cô ấy/nó |
Ngôi thứ 1, số nhiều | wir | chúng tôi |
Ngôi thứ 2, số nhiều | ihr | các bạn |
Ngôi thứ 3, số nhiều | sie | họ |
Ngôi thứ 2, trang trọng | Sie | Ngài/Ông/Bà |
Ví dụ:
- Ich bin Student. (Tôi là sinh viên.)
- Du bist nett. (Bạn thật tốt bụng.)
- Sie ist meine Lehrerin. (Cô ấy là giáo viên của tôi.)
Việc nắm rõ đại từ nhân xưng là điều kiện bắt buộc để tiếp tục học chia động từ, vì vậy phần này luôn xuất hiện sớm trong giáo trình dành cho tiếng Đức cho người mới bắt đầu.
8. Chia động từ ở thì hiện tại (Präsens)
Trong tiếng Đức, động từ được chia theo ngôi của chủ ngữ (ich, du, er/sie/es, wir, ihr, sie/Sie) và thường dựa vào đuôi động từ. Dưới đây là các bước chi tiết để chia một động từ bất kỳ.
Công thức chung:

Quy tắc chia động từ ở thì hiện tại
Ví dụ với “machen” (làm):
- Ich mache
- Du machst
- Er macht
- Wir machen…
Chia động từ có gốc kết thúc bằng -d, -t, -m, -n
Với các động từ có gốc từ kết thúc bằng -d, -t, -m, hoặc -n, bạn cần thêm một chữ e vào trước các đuôi -st hoặc -t để dễ phát âm.
Ví dụ: arbeiten (làm việc):
- Ich arbeite (Tôi làm việc).
- Du arbeitest (Bạn làm việc).
- Er arbeitet (Anh ấy làm việc).
Chia động từ bất quy tắc (Unregelmäßige Verben)
Một số động từ trong tiếng Đức không tuân theo quy tắc thông thường. Những động từ này thường thay đổi gốc từ ở các ngôi du và er/sie/es.
- e biến thành i:
Ví dụ với “essen” (ăn): Ich esse/ Du isst/ Er isst/ Wir essen
- e biến thành ie:
Ví dụ với “lesen” (đọc): Ich lese/ Du liest/ Er liest/ Wir lesen
- a biến thành ä:
Ví dụ với “fahren” (lái xe): Ich fahre/ Du fährst/ Er fährt/ Wir fahren
Chia động từ “sein” và “haben”

Quy tắc chia động từ “sein” và “haben” ở thì hiện tại
9. Chủ ngữ và tân ngữ (Nominativ & Akkusativ)
Cách (case) trong tiếng Đức là một yếu tố ngữ pháp đặc biệt dùng để xác định chức năng của từ trong câu, giúp hiểu rõ mối quan hệ giữa các từ. Ví dụ, trong một câu, chủ ngữ, tân ngữ trực tiếp, tân ngữ gián tiếp hay sở hữu đều được biểu thị qua các cách.
Trong tiếng Đức, chúng ta có 4 cách chính:
- Genitiv (Cách 2 – Sở hữu cách): Dùng để biểu thị mối quan hệ sở hữu hoặc sự liên kết giữa hai danh từ.
- Nominativ (Cách 1 – Chủ ngữ): Dùng để chỉ chủ thể thực hiện hành động trong câu.
- Akkusativ (Cách 4 – Tân ngữ trực tiếp): Dùng để chỉ đối tượng chịu tác động trực tiếp từ hành động.
- Dativ (Cách 3 – Tân ngữ gián tiếp): Dùng để chỉ đối tượng nhận hoặc chịu tác động gián tiếp từ hành động.
Ví dụ:
- Der Mann liest ein Buch. (Người đàn ông đọc sách.)
- Ich sehe den Mann. (Tôi nhìn thấy người đàn ông.)
Hiểu rõ về chủ ngữ (Nominativ) và tân ngữ trực tiếp (Akkusativ) là nền tảng để người học có thể tạo câu đúng và logic. Trong tiếng Đức, sự thay đổi mạo từ của danh từ tùy theo vai trò trong câu là điều gây khó khăn cho người mới bắt đầu.

Bảng thay đổi mạo từ theo 4 cách
10. Các chủ điểm ngữ pháp tiếp theo
Khi bạn đã nắm vững những nội dung ngữ pháp cơ bản ở trên, hãy tiếp tục mở rộng lộ trình học tiếng Đức bằng các chủ điểm nâng cao hơn nhưng vẫn trong phạm vi cấp độ A1 – phù hợp cho người mới bắt đầu.
Một số chủ đề quan trọng gồm:
- Giới từ nơi chốn và thời gian: in, an, auf, unter, neben, bei…
- Động từ khiếm khuyết (Modalverben): können, müssen, dürfen, wollen…
- Câu phủ định:
- nicht (phủ định hành động): Ich komme nicht.
- kein (phủ định danh từ): Ich habe kein Buch.
- Câu hỏi có từ để hỏi: Was, Wo, Wann, Wie, Warum…
- Câu mệnh lệnh: Komm bitte!, Mach das Fenster zu!
Đây là các chủ điểm sẽ giúp bạn chuyển tiếp lên trình độ A2 một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn, đồng thời sử dụng tiếng Đức tự nhiên hơn trong giao tiếp đời sống.
Theo dõi các bài viết tiếp theo của Deutschfuns để khám phá thêm nhiều chủ đề học tiếng Đức thú vị nhé! Nếu bạn muốn tìm hiểu và học tiếng Đức với lộ trình học hiệu quả và bài giảng tinh gọn, dễ hiểu từ trình độ A1 đến B1, hãy tham khảo Khóa học Tiếng Đức của Deutschfuns!